Tài liệu học tập

CÂU HỎI BẢO VỆ THÍ NGHIỆM THÍ NGHIỆM VLXD - CÁT VÀ ĐÁ

  • Đăng bởi: dovuthaoquyen
  • Sinh viên
  • 18/04/2017

BÀI 2: CỐT LIỆU NHỎ CHO BÊ TÔNG (CÁT)
A. KHỐI LƯỢNG RIÊNG và KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH XỐP
1. Đổi 1g/cm3 ra bằng:
a. 1000kg/m3       b. 1kg/lit       c. cả a,b đều sai            d. cả a, b đều đúng
2. Dụng cụ chính làm khối lượng riêng của cát là:
a. Ống thủy tinh 250ml         b. Bình định mức        c. Bình tam giác  d. Câu b, c đúng
3. Dụng cụ chính làm khối lượng thể tích xốp:
a. Thùng có vòi            b. Bộ sàng tiêu chuẩn          c. Thước đo     d. Phễu và ca tiêu chuẩn
4. Khi xả cát làm khối lượng thể tích xốp thì phải xả:
a. Vừa đầy miệng ca      b. Xả vun thành ngọn trên miệng ca         c. Xả hết cát trong phễu và cát vun thành ngọn
5. Thí nghiệm khối lượng riêng tiến hành:
a. Tối đa 2 lần          b. Tôí thiểu 2 lần          c. Trung bình 3 lần
6. Khoảng cách từ van xả đến miệng phễu trong thí nghiệm khối lượng thể tích xốp được quy định cách nhau:a. Ít nhất 10cm          b. 10cm               c. 10mm               d. Cả 3 đều sai
B. THÀNH PHẦN HẠT VÀ ĐỘ LỚN
1. Cỡ sàng nào dưới đây thuộc bộ sàng tiêu chuẩn Việt Nam của cốt liệu nhỏ:
a. 0,65            b. 0,315          c. 0,14             d. Cả a,b,c đều đúng         e. Cả b,c đều đúng
2. Trục tung và trục hoành của đồ thị thành phần hạt tương ứng với hai giá trị :
a. Lượng sót tích luỹ từng sàng và cỡ sàng
b. Lượng sót riêng biệt từng sàng và cỡ sàng
c. Lượng sót trên từng sàng, cỡ sàng.
d. Cả a,b,c đều đúng               e. Cả a,b,c đều sai
3. Độ lớn của cốt liệu nhỏ được đặc trưng bằng:
a. Dmax             b. Dmin         c. Mđl            d. Cả a,b,c đều sai.                   e. Cả a,b,c đều đúng
4.Kí hiệu Ai được gọi là:
a. Lượng sót riêng biệt           b. Lượng sót từng sàng             c. Lượng sót tích lũy từng sàng
5. Đơn vị của Lượng sót trên sàng g tại sàng thứ i là:
a. %   b. gam     c.mm    d. Không có đơn vị
6. Cát thô là cát có Mđl :
a. 0,7 đến 3         b. 2 đến 3,3   c. > 3


BÀI 3: CỐT LIỆU LỚN CHO BÊ TÔNG (ĐÁ DĂM)

1. Để thí nghiệm khối lượng thể tích hạt thì lấy 1 tổ mẫu gồm:
a. 5 viên đá dăm  b. 3 viên đá dăm        c. < 5 viên đá dăm
2. Đơn vị của khối lượng thể tích xốp:
a. kg/m3           b. kg/m2              c. g/m2    
3. Câu nào là bộ sàng chuẩn của đá dăm theo tiêu chuẩn Việt Nam:
a. 5-10-15-20-25-30         b. 5-10-20-30-40-60        c. 5-10-20-40-70            d. 2,5-5-10-20-40-70
4. Dmax là:
a. Đường kính lớn nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy < 10% và gần 10% nhất
b. Đường kính lớn nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy ≥ 10% và gần 10% nhất
c. Đường kính lớn nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy > 10% và gần 10% nhất
d. Đường kính lớn nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy ≤ 10% và gần 10% nhất
5. Dmin là:
a. Đường kính bé nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy ≤ 90% và gần 90% nhất
b. Đường kính bé nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy < 90% và gần 90% nhất
c. Đường kính bé nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy ≥ 90% và gần 90% nhất
d. Đường kính bé nhất ứng với cỡ sàng có lượng sót tích lũy > 90% và gần 90% nhất
6. Độ lớn của cốt liệu lớn được đặc trưng bằng:
a. Dmax          b. 1,25Dmax         c. Mđl
d. Cả a,b,c đều sai.      e. Cả a,b,c đều đúng


BỔ SUNG BÀI CÁT VÀ ĐÁ
1. Mục đích xác định chỉ tiêu xác định khối lượng riêng của cát:
a. Dùng thiết kế cấp phối bê tông        b. Dùng để đánh giá chất lượng cát      c. Dùng để phân loại cát          d. Cả a,b,c đều đúng
2. Mục đích xác định thành phần hạt của cốt liệu:
a. Đánh giá chất lượng       b. Tính khối lượng riêng             c. Cả 2 đều đúng           d. Cả 2 đều sai
3. Mục đích xác định Mđl của cát:
a. Phân loại cát       b. Dùng thiết kế cấp phối bê tông           c. Cả 2 đều đúng           d. Cả 2 đều sai
4. Mục đích xác định DmaX, Dmin, Dtb, 1.25Dmax là:
a. Vẽ biểu đồ thành phần hạt      b. Tính Mđl            c. Cả 2 đều đúng           d. Cả 2 đều sai

Phát bằng tốt nghiệp
Phan Minh Tiến
Hoạt động ngoại khóa
Truy Tìm Kho báu 2024