Tin tức & sự kiện

Xu hướng áp dụng công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu lớn và BIM trong xây dựng

  • Đăng bởi: nguyenquoclam
  • Tin tức & sự kiện
  • 18/06/2021

Xây dựng là ngành tạo hạ tầng cho nền kinh tế đang phát triển, hằng năm chiếm một lượng vốn đầu tư lớn của mỗi quốc gia.
Việt Nam có thị trường xây dựng tạo giá trị khoảng 1,7 triệu tỉ hằng năm với hơn 75 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động đã đóng góp không ít cho nền kinh tế với xu thế phát triển trung bình 7%/năm trong nhiều năm đến. Ngành tiêu thụ 50% tài nguyên của nhân loại nên các thay đổi công nghệ trong mọi lĩnh vực đều ảnh hưởng đến ngành Xây dựng.
Vì vậy, số hóa là sự phát triển và khai thác các công nghệ và quy trình kỹ thuật số - là trọng tâm của sự chuyển đổi cần thiết của ngành Xây dựng. Những đổi mới số hóa tạo ra các chức năng mới trong chuỗi giá trị, từ giai đoạn thiết kế thi công vận hành phá dỡ ở cuối vòng đời công trình.
Việc số hóa toàn diện trong lĩnh vực xây dựng phi nhà ở, trong vòng 10 năm, có khả năng tiết kiệm chi phí hàng năm trên toàn cầu từ 0,7-1,2 nghìn tỷ USD (13-21%) trong thiết kế và xây dựng và 0,3-0,5 nghìn tỷ USD (10-17%) trong vận hành. Các công nghệ lõi được góp phần sự chuyển đổi này như bảng dưới.

Sử dụng phân tích dữ liệu lớn: từ nhóm dữ liệu khổng lồ được tạo lập từ các dự án xây dựng và trong giai đoạn vận hành của các công trình hiện hữu đã tạo ra nghiên nguồn tri thức mới. Các phương pháp mô phỏng và thực tế ảo mới giúp xác định sự phụ thuộc lẫn nhau và xung đột (phát hiện xung đột) trong giai đoạn thiết kế và thi công và cho phép trải nghiệm ảo tòa nhà ngay từ trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Bằng việc kết nối di động và thực tế ảo, đã cung cấp bổ sung thông tin cho việc sản xuất trong nhà máy và hoạt động lắp đặt hiện trường.
Các công ty xây dựng có thể giám sát các dự án xây dựng bằng cách sử dụng thiết bị bay không người lái và các máy móc cố định, các cảm biến chôn sẵn cho phép cung cấp thông tin theo thời gian thực và để giám sát con người, máy móc, thiết bị và quá trình xây dựng.
Máy quét 3D xây dựng các mô hình số của các tòa nhà hiện hữu; Các thiết bị này có thể nhanh chóng phát hiện ra các sai sót trong quá trình thi công cũng như theo dõi được mức độ biến dạng của công trình.
Những công nghệ kỹ thuật số cũng tạo điều kiện cho việc áp dụng hoặc nâng cao ứng dụng của nhiều cải tiến khác, chẳng hạn như tiền chế, tự động hóa và in 3D, giúp cải thiện các quy trình xây dựng.
Mô hình thông tin công trình (BIM) là một công cụ hữu ích, là nền tảng cho thiết kế tích hợp, mô hình hóa, lập kế hoạch và hợp tác. BIM cung cấp cho tất cả các bên liên quan một bản thuyết trình số hóa về các đặc điểm của tòa nhà - không chỉ trong giai đoạn thiết kế mà trong suốt vòng đời của tòa nhà. BIM tạo ra nhiều cơ hội lớn cho ngành xây dựng.

(BIM trong toàn vòng đời công trình)


Trước hết, BIM tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan – từ thiết kế ban đầu cho đến vận hành và bảo trì, và thậm chí đến khi tòa nhà hết hạn sử dụng và thực hiện phá dỡ. Thông qua BIM, các bên liên quan của dự án đều có thể đóng góp thông tin cũng như trích xuất thông tin từ mô hình trung tâm. BIM giúp các bên tham gia có cái nhìn toàn diện về dự án bao gồm cả tổng chi phí sở hữu (TCO), mang lại cho chủ sở hữu những lợi ích to lớn trong giai đoạn vận hành, và cho phép thực hiện các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là trong quản lý bất động sản. Mô hình BIM đưa ra một cái nhìn trung lập và không thiên vị, do dó tạo một sân chơi bình đẳng và giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả hơn.
Mức độ áp dụng cũng như trình độ áp dụng BIM rất khác nhau giữa các quốc gia và giữa các doanh nghiệp - tùy theo quy mô và vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Đối với một số công ty lớn, BIM là một phần của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hầu hết các công ty nhỏ có ít kinh nghiệm về BIM. Trên thực tế, cũng có một số nhà thầu lớn chưa bao giờ sử dụng BIM cho dự án nào. Sự khác biệt về tỷ lệ áp dụng BIM ở Châu Âu là đáng kể, ví dụ, 16% các công ty thiết kế và xây dựng ở Anh chưa bao giờ sử dụng BIM, trong khi đó ở Áo, con số này là 49%. Những gì ngành xây dựng cần là một mô hình BIM đủ lớn và đủ mở, tích hợp toàn bộ chuỗi giá trị và được đặc trưng bởi khả năng tương tác đầy đủ của phần mềm và khả năng truy cập mở. Những thách thức kỹ thuật có thể sẽ được khắc phục trong tương lai gần, nhưng vấn đề khó khăn hơn là phải thay đổi các quy trình hiện có và tăng cường hợp tác, bao gồm chia sẻ dữ liệu.
Ở Việt Nam, nhận định xu hướng này cần phải thay đổi, Luật Xây dựng 2014 đã đặt yêu cầu các bên áp dụng BIM và quyết định 2500/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.
Trước tình hình đón bắt xu thế công nghệ, Khoa Xây dựng đã thay đổi chương trình đào tạo từ năm 2017 đã áp dụng giảng dạy các môn học để người học tiếp cận với BIM, một xu thế công nghệ mới trong tương lai.