Tin tức & sự kiện
Theo nguồi tài liệu tham khảo trích dẫn: http://www.cmistone.vn/su-kien/tap-san-cmistone/xu-huong-su-dung-cac-loai-vat-lieu-moi-trong-xay-dung
Việt nam có các điều kiện hết sức thuận lợi về tài nguyên khoáng sản, thị trường, nguồn nhân lực, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế để phát triển ngành công nghiệp VLXD thành một ngành công nghiệp mạnh, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, có khả năng cạnh tranh cao. Để biến những tiềm năng lợi thế đó phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, ngành công nghiệp VLXD đã được định hướng phát triển như sau:
- Phát triển ngành VLXD thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm VLXD đảm bảo hài hoà, bền vững giữa kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường, sinh thái, đáp ứng nhu cầu VLXD cả về khối lượng, chất lượng lẫn chủng loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Về công nghệ: ưu tiên phát triển những công nghệ mới, tiên tiến hiện đại, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cách âm, cách nhiệt, thân thiện với môi trường, vật liệu không nung, sản phẩm tái chế. Phát triển các công nghệ sử dụng nhiên liệu tái chế, công nghệ nano. Chú trọng đầu tư cải tạo, hiện đại hoá các cơ sở sản xuất VLXD hiện có, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, ô nhiễm môi trường.
- Về sản phẩm: sản xuất đủ về số lượng, chủng loại cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, dành một phần cho xuất khẩu chiến lược. Phát triển các loại vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu nội thất cao cấp, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu tiết kiệm năng lượng, vật liệu nano. Sử dụng phế thải công nghiệp, sinh hoạt làm nhiên liệu sản xuất xi măng.. Sử dụng lại phế thải xây dựng làm nguyên liệu sản xuất VLXD. Sử dụng nhiệt thừa chạy máy phát điện sản xuất xi măng.
Vật liệu xây dựng truyền thống là các loại VLXD được sử dụng trong xây dựng, trang trí các công trình kiến trúc, được lấy trực tiếp từ thiên nhiên như sỏi, đá, gỗ, đá ong, tre , nứa… hoặc chất liệu từ thiên nhiên và qua các công nghệ chế tác hình thành nên các sản phẩm như: gạch nung, ngói, gốm, sứ, đồ tráng men, sơn ta…
Thông thường VLXD truyền thống có xuất xứ từ địa phương, thường được sử dụng cho kiến trúc nội ngoại thất từ lâu đời và được nhiều người quan tâm vì chi phí phù hợp và vẫn tạo được nét riêng.
Vật liệu xây dựng mới là sản phảm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo nên, đó là các loại vật liệu thân thiện với môi trường, cách âm, cách nhiệt bền đẹp: vật liệu không nung, vật liệu trang trí nội ngoại thất (các loại gạch ốp lát ceramic, granit nhân tạo; đá ốp lát nhân tạo, kính xây dựng, tấm trần, tấm tường sản xuất từ xơ, sợi tổng hợp, tấm thạch cao, các tấm sản xuất bằng vật liệu compozit, các loại sơn tổng hợp), các loại vật liệu lợp thông minh, cách âm, cách nhiệt…
Tính ưu việt của VLXD mới là có sự hỗ trợ của công nghệ tạo ra những tính năng tuyệt vời, màu sắc đa dạng, chủng loại phong phú giúp cho các kiến trúc sư sáng tạo nên những mảng trang trí, không gian phù hợp với cuộc sống hàng ngày của con người. Loại vật liệu này thường bắt mắt, trau chuốt hơn so với vật liệu tự nhiên, tạo được không gian ấm cúng và sang trọng, được sử dụng rộng rãi ở các nước và đây cũng là xu hướng tất yếu ở Việt Nam.
Bài viết liên quan