Tin tức & sự kiện
Theo thống kê của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, khoảng 30% trong lực lượng lao động ngành xây dựng ở Nhật trên 55 tuổi và chỉ 10% là dưới 29 tuổi, trong khi tốc độ già hóa dân số vẫn đang tăng mạnh. Công cuộc tự động hóa trong lĩnh vực Xây dựng khá chậm và ngành này bị ảnh hưởng bởi AI thấp nhất trong các nhóm ngành.
Vì vậy, ngành xây dựng Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng nên từ chính phủ và các Doanh nghiệp Xây dựng của Nhật Bản có những chính sách nới lỏng nhằm tìm kiếm nguồn lao động kỹ thuật từ nước ngoài.
Cụ thể các giải pháp lớn được chính phủ và Doanh nghiệp đặt ra như sau:
Thứ nhất là điều chỉnh lại thời gian làm việc dài hạn, khuyến khích chế độ nghỉ 2 ngày mỗi tuần với những công trình công cộng do Nhà nước làm chủ đầu tư và dần áp dụng cho những công trình tư nhân.
Ngoài ra, giới hạn thời gian tăng ca không vượt quá 45 tiếng/tháng và 360 tiếng/năm với người lao động. Cải cách này nhằm giải quyết bài toán tăng năng suất làm việc ở công trình, để vừa đảm bảo tiến độ vừa cho phép người lao động được nghỉ nhiều hơn.
Thứ hai là tạo ra môi trường đãi ngộ và tăng cường chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp cho những người có kỹ năng, kinh nghiệm.
Chính phủ Nhật đã xây dựng hệ thống "Construction Career Up System" (CCUS) liên kết tất cả các công trình đã và đang vận hành nhằm mục đích đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm của tất cả người lao động, kỹ sư đang làm việc ở công trường (Hiểu đơn giản thì hệ thống CCUS là nơi lưu lại kinh nghiệm làm việc của một người từ lúc vào nghề cho đến thời điểm hiện tại, qua đó đánh giá được trình độ của mỗi người và có đãi ngộ tương xứng với kinh nghiệm và kỹ năng của họ).
Thứ ba là ứng dụng công nghệ vào xây dựng (i-Construction) nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
Thứ tư, các Doanh nghiệp Nhật Bản được đề nghị tự chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực cho các Doanh nghiệp của mình.
Khoa Xây dựng, Đại học Duy Tân được các Doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng, tìm đến vì thành tích đào tạo và nghiên cứu đạt vị thế ở Top 201-230 trên bảng xếp hạng QS World Rankings by Subjects, và nhiều cựu sinh viên Xây dựng Duy Tân thành công tại thị trường Nhật Bản.
Chiều ngày 17/4/2023, Tập Đoàn Heisei - Nhật Bản đã đến Đại học Duy Tân. Tại buổi Lễ Ký kết hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty Heisei ông Nishihara Kantou - Giám đốc Công ty Heisei, TS. Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, đã đặt bút ký kết hợp tác về việc tuyển dụng nhân sự tham gia thực tập (InterShip) và cam kết tuyển dụng kỹ sư Xây dựng, kiến trúc sư.
Nhằm tiếp thêm động lực cho các sinh viên đang theo học tại Khoa Xây dựng, Heisei đã trao 5 suất học bổng cho các sinh viên Khoa Xây dựng - Đại học Duy Tân và tiến hành đàm phán hợp đồng, lộ trình với những kỹ sư đã tốt nghiệp.
Doanh nghiệp Heisei Nhật Bản trao học bổng cho Sinh viên Khoa Xây dựng - ĐH Duy Tân
Với hoạt động ký kết và triển khai hợp tác, các SV Khoa Xây dựng có cơ hội rất lớn bước chân vào thị trường lao động kỹ sư Xây dựng của Nhật Bản, một quốc gia hàng đầu về kỹ thuật - Công nghệ, hứa hẹn tương lai tươi sáng.
Bên cạnh lợi thế luôn được các Doanh nghiệp săn đón, trao học bổng đặt chỗ, sinh viên Xây dựng được chính sách học phí ưu đãi (được học bổng 30% học phí), thuộc diện thấp nhất trong các Trường Đại học đào tạo về lĩnh vực Xây dựng - Kiến trúc với mức học phí 7.392.000 đồng/HK (nguồn: https://duytan.edu.vn/de-an-tuyen-sinh/de-an-tuyen-sinh-trinh-do-dai-hoc-he-chinh-qui-nam-2023-9pa). Sinh viên được học trong môi trường khang trang, các trang thiết bị máy móc hiện đại, được sự hướng dẫn kèm cặp của đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiệt tình, yêu nghề.
Khoa Xây dựng có bề dày thành tích 26 năm đào tạo với đầy đủ các bậc hệ từ Tiến sĩ đến Đại học. Các ngành của Khoa đang tổ chức đào tạo như sau:
Kỹ thuật Xây dựng (tiến sĩ)
Kỹ thuật Xây dựng (thạc sĩ)
Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp (kỹ sư)
Xây dựng Cầu Đường (kỹ sư)
Công nghệ Quản lý Xây dựng (Kỹ sư)
Quản lý và vận hành Tòa Nhà (kỹ sư)
ĐẠI HỌC DUY TÂN * Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE); * Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings; * Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử; * Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch; * Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới; * Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023: … Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới, Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới, Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới, Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới, Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới, Ngành Điện-Điện tử: xếp 351-400 thế giới, Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới, Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới... |
LƯU Ý ĐỐI VỚI KỸ SƯ XÂY DỰNG Ở NHẬT BẢN Những vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và cần thi chứng chỉ hành nghề quốc gia về quản lý thi công công trình như người Nhật. Ngoài ra, các kỹ sư đều có thể chuyển việc tự do sang các mảng khác trong ngành như tư vấn thiết kế, dự toán... mà vẫn giữ được tư cách lưu trú. Những người muốn xin vào các công ty xây dựng tại Nhật trực tiếp từ Việt Nam cần chuẩn bị một số điều ngay từ khi sắp tốt nghiệp đại học, để có cơ hội thăng tiến trong công việc và thu nhập ổn định như trên. Trước hết, họ cần có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT N3 trở lên, dù nhiều công ty có thể chấp nhận không cần tiếng Nhật. Họ phải học đúng chuyên ngành xây dựng và tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên. Trong quá trình làm việc tại Nhật, họ nên tự đặt mục tiêu cho bản thân không chỉ cải thiện năng lực tiếng Nhật hằng ngày, mà còn nâng cao trình độ kỹ năng bằng việc học chứng chỉ quốc gia, luyện thi những bằng cấp cần thiết phục vụ công việc. |
Bài viết liên quan