Tin tức & sự kiện

Điểm sáng Đại học Duy Tân trong bức tranh mạng lưới đại học Việt Nam trong kỷ nguyên mới qua quy hoạch của Chính phủ

  • Đăng bởi: nguyenquoclam
  • Tin tức & sự kiện
  • 07/03/2025

Nghị quyết 57-NQ/TW đang là kim chỉ nam cho hành động toàn dân tộc trong giai đoạn mới, đã và đang tạo ra sức sống mới, quyết tâm mới, động lực mạnh mẽ cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Nghị quyết thực sự đi vào thực tế, hỗ trợ - đồng hành cùng ngành Giáo dục và các đại học, các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học rút ngắn lộ trình hành động để nhanh chóng đạt mục tiêu.

Thực hiện Nghị quyết 57, một số nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra với ngành Giáo dục như: trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; nâng cao năng lực hệ thống và hiệu quả quản lý nhà nước, tối ưu hiệu quả hoạt động của giáo dục đại học; phát triển số trong mạng lưới giáo dục đại học, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng; tập trung đào tạo nhân lực STEM gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; hoàn thiện thể chế, chính sách, rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của giáo dục.

Ngay sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW được công bố không lâu, ngày 27-2-2025, Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

ĐH Duy Tân phát động thực hiện nghị quyết 57

ĐH Duy Tân phát động thực hiện Nghị quyết 57- NQ/TW đầu năm 2025 (Nguồn: TT DTU)

 

Đại Học Duy Tân là đại học nòng cốt trong Quy hoạch tổng thể mạng lưới giáo dục với yêu cầu sắp xếp, tối ưu hóa hóa hệ thống đại học.

Hiện nay, với quy mô 2 triệu người học trên cả nước, phân bổ dàn trải, rộng khắp trên các cơ sở giáo dục trong cả nước ở các loại hình công lập và tư thục. Hệ thống giáo dục đại học hiện nay còn nhiều bất cập về quy mô, cơ cấu ngành nghề, phân bổ vùng miền và chất lượng đào tạo. Các cơ sở giáo dục đại học tập trung quá nhiều ở các thành phố lớn, thiếu sự liên kết vùng, và chưa khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển khoa học-công nghệ. Với quy mô 3 triệu người học đến 2030, Quy hoạch kỳ vọng sắp xếp xây dựng thành các cơ sở giáo dục đại học đủ lớn, đủ mạnh, tự nâng cao năng lực hoạt động, hiện đại hóa cơ sở vật chất, đồng thời thu hút nguồn lực đầu tư tương xứng. Quy hoạch lại các cơ sở giáo dục đại học để Nhà nước có cơ sở đầu tư trọng tâm về hạ tầng, về cơ sở vật chất, nhân lực cho các cơ sở, phát huy thế mạnh vừa đào tạo vừa nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu mới. “Các cơ sở giáo dục đại học vừa là cái nôi đào tạo nhân lực chất lượng cao, nuôi dưỡng và phát triển nhân tài khoa học, công nghệ. Nhiều đại học đồng thời là những trung tâm nghiên cứu lớn, đi đầu trong chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo”

 

Quy hoạch cho thấy việc đào tạo nguồn nhân lực tập trung ở khoảng 15 đại học (hiện nay có 9 đại học trong cả nước). Cả nước sẽ có 4 đại học quốc gia và 7 đại học vùng và các đại học khác (công lập và tư thục) là các cơ sở thực hiện nhiệm vụ chính trong đào tạo và là trung tâm nghiên cứu lớn của cả nước.

 

 

Một cơ sở của ĐH Duy Tân ở Quận Liên Chiểu - Tp Đà Nẵng

Về địa lý, Quy hoạch hình thành hình thành 4 Trung tâm Giáo dục Đại học lớn tại 4 vùng đô thị là: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Việc phân bổ này hoàn toàn phù hợp với xu thế tận dụng nguồn lực, hạ tầng, tận dụng nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực khoa học, công nghệ. Mối liên kết giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp càng thể hiện rõ và thúc đẩy tốt hơn cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tri thức và công nghệ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

  • Trung tâm Giáo dục Đại học vùng đô thị Hà Nội với nền tảng chính là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Bách Khoa Hà Nội.
  • Trung tâm Giáo dục Đại học vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh xoay quanh Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm Giáo dục Đại học vùng đô thị Đà Nẵng được xây dựng dựa trên ba trụ cột: ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và ĐH Duy Tân.
  • Trung tâm Giáo dục Đại học vùng đô thị Cần Thơ lấy Trường Đại học Cần Thơ làm trung tâm.

Như vậy, quy hoạch này của Chính phủ sẽ bao gồm 2 Đại học Quốc gia, 2 Đại học vùng (ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng)- sẽ được nâng cấp thành Đại học Quốc gia, 2 Đại học hình thành trong thời gian gần đây (chuyển mô hình trường đại học thành đại học) là ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Duy Tân, 1 Trường Đại học (Trường Đại học Cần Thơ).

 

Đại học Duy tân với việc đào tạo các lĩnh vực trọng điểm, trở thành các trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

 

Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đào tạo STEM với hơn 1 triệu người học, trong đó 7% trình độ thạc sĩ và 1% tiến sĩ. Các cơ sở có thế mạnh về nghiên cứu và đào tạo STEM sẽ được ưu tiên đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng.

 

Cụ thể, các trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên, khoa học sự sống được tập trung phát triển tại 4 vùng động lực và Tây Nguyên, phục vụ phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, năng lượng, môi trường, kinh tế biển và các ngành kinh tế khác.

 

Trong khi đó, các cơ sở đào tạo có thế mạnh về máy tính và công nghệ thông tin, kỹ thuật điện – điện tử sẽ được đầu tư mạnh tại 04 vùng đô thị lớn và Nam Trung bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp phần mềm, bán dẫn, điện tử, viễn thông.

 

Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, điều khiển và tự động hóa, xây dựng và giao thông sẽ được phát triển tại các vùng Đông Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, vùng đô thị Cần Thơ.

 

Lĩnh vực Xây dựng - Kiến trúc - Giao Thông được xem là lĩnh vực trọng điểm, nhu cầu nhân lực rất lớn cho công cuộc phát triển nên theo Quy hoạch, Chính phủ giao cho 3 Đại học và Trường đại học đảm nhận.

Sinh viên ngành Xây dựng - Trường Công nghệ - Kỹ thuật học thực hành.

 

Đại học Duy Tân được kể đến là 1 trong 7 đại học nòng cốt, được đặt 1 trong bốn vùng trọng điểm, điển hình là 1 đại học tư thục phát triển cùng các đại học công lập, đào tạo đa lĩnh vực, phủ khắp các lĩnh vực trọng điểm theo Quy hoạch.

 

Trường Công nghệ - Kỹ thuật ở Đại học Duy Tân luôn chú trọng đầu tư cho chất lượng đào tạo các lĩnh vực trọng điểm theo tinh thần của Nghị quyết 57 và Quy hoạch. Với nhiều chương trình kỹ thuật – công nghệ đạt kiểm định ABET, nguồn nhân lực chất lượng mà nổi bật là các nhóm nghiên cứu mạnh (nhà khoa học), cơ sở vật chất hiện đại khang trang từ phòng học, các phòng thực hành, thí nghiệm nên góp phần cùng Đại học Duy Tân thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ và Bộ Giáo dục & đào tạo đặt ra. Với nỗ lực lớn trong thời gian qua, khối lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật xếp hạng cao trong nước, sinh viên khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật ở Đại học (ĐH) Duy Tân luôn có cơ hội được học tập, nghiên cứu tối ưu và đã chế tạo ra nhiều sản phẩm có tính khởi nghiệp cao để đóng góp cho cộng đồng cũng như chinh phục các cuộc thi lớn trong nước và quốc tế như IDEERS Châu Á-Thái Bình Dương, Loa Thành, ASEAN - Hackathon 2024,… với những thành tích cao nhất.

 

Khoa Xây dựng có bề dày thành tích 28 năm đào tạo với đầy đủ các bậc hệ từ Tiến sĩ đến Đại học. Các ngành của Khoa Xây dựng đang tổ chức đào tạo như sau:

Kỹ thuật Xây dựng (Tiến sĩ) 

Kỹ thuật Xây dựng (Thạc sĩ)

Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp (Kỹ sư)

Xây dựng Cầu Đường (Kỹ sư)

Công nghệ Quản lý Xây dựng (Kỹ sư)

 

Phát bằng tốt nghiệp
Phan Minh Tiến
Hoạt động ngoại khóa
Truy Tìm Kho báu 2024