
Tin tức & sự kiện
STEM là viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), và Toán học (Mathematics). Mô hình này nhấn mạnh sự tích hợp giữa các lĩnh vực để phát triển kỹ năng và kiến thức cho người học đặc biệt là học sinh.
Các nghị quyết và đề án của Nhà nước Việt Nam đều thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển giáo dục STEM, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 như Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), Nghị quyết 23-NQ/TW (2018), Đề án 404/QĐ-TTg (2015) hay đặc biệt như Nghị quyết 57-NQ/TW (2024).
Giám đốc ĐH Duy Tân - TS Lê Nguyên Bảo phát biểu tại buổi Phát động (Nguồn TTTT - ĐH Duy Tân)
Việc triển khai các định hướng này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cộng đồng để đạt được hiệu quả cao, song vướng phải vấn đề là cách thức tổ chức và cơ sở nguồn lực - hạ tầng để triển khai mô hình giáo dục này.
Khoa Xây dựng, Trường Công nghệ & Kỹ thuật của ĐH Duy Tân là cơ sở tiên phong trong việc áp dụng mô hình đào tạo STEM cho sinh viên với việc đưa CDIO, PPL trong chương trình học. Để kết nối với học sinh và hướng nghiệp, Khoa Xây dựng đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện để người học các cấp có thể áp dụng Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán học trong phạm vi kiến thức kỹ năng của người học để hòa trong cuộc thi trong điều kiện nguồn lực - hạ tầng không quá tốn kém. Cụ thể là các cuộc thi "Xây Cầu Ô thước" hay Truy tìm kho báu" từ 2013 đã thu hút rất nhiều thí sinh tham gia từ các Trường THPT và nhiều cơ sở khác sau đó cũng bắt đầu học tập áp dụng.
Ban Tổ chức Cuộc Thi Xây Cầu Ô Thước 2025 (Nguồn TTTT - ĐH Duy Tân)
Ngày 20/4/2025, tại khu G, 120 Hoàng Minh Thảo, Tp Đà Nẵng đã diễn ra cuộc thi "Xây Cầu Ô Thước lần 7, năm 2025" trong không khí sôi nổi - hào hứng của các thí sinh.
Cuộc thi Xây Cầu Ô Thước 2025 (Nguồn TTTT - ĐH Duy Tân)
Với đề bài là tạo ra một cây cầu từ vật liệu đơn giản như ống hút bằng giấy, keo dán, các thí sinh đã phát huy tinh thần nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng phối hợp nhóm để tạo ra mô hình Cầu đáp ứng các tiêu chí về: thẩm mỹ, chế tạo khả thi, chịu tải tốt, tiết kiệm vật liệu và dự đoán chính xác tải trọng.
Các đội tuyển chăm chú chế tạo mô hình từ những dụng cụ đơn giản (Nguồn TTTT - ĐH Duy Tân)
Các thí sinh đã mày mò, thử nghiệm, áp dụng các phần mềm đơn giản để thiết kế và chế tạo mô hình nhằm đạt kết quả cao trong cuộc thi. Các đội học sinh phổ thông còn được sự quan tâm - theo dõi - góp ý của người thân, bạn bè. Thực sự cuộc thi không chỉ diễn ra trong ngày 20/4/2025 và trong không gian ĐH Duy Tân và đã diễn ra từ những sân chơi nhỏ tại các trường THPT và các khu phố.
Cả khối phố cùng tham gia theo dõi sản phẩm mô hình của đội học sinh (nguồn Phụ huynh cung cấp)
Mô hình được đem đi thử tải (Nguồn TTTT - Duy Tân)
Sau 5 giờ đồng hồ thi đấu của các đội tuyển, Ban Tổ chức đã tìm được chủ nhân của các giải thưởng.
Khối Học sinh
Giải nhất – H6 - THPT Nguyễn Thượng Hiền + THPT Liên Chiểu – 216,2 điểm
Đội học sinh THPT vô địch khối (Nguồn TTTT - Duy Tân)
Giải nhì - H3 - THPT Phạm Phú Thứ - 151,6 điểm
Giải ba – H5 - THPT Thái Phiên – THPT Trần Phú -139,5 điểm
Giải KK - H2 - THPT Võ Chí Công – 134,6 điểm
Giải KK – H4 - THPT Trần Phú – 120,1 điểm
Giải KK – H1 - THPT Trần Phú – 116,8 điểm
Khối Sinh viên
Giải nhất - đội S02 – K29XDQ, XDC- Khoa Xây dựng
Giải nhì - đội S12 – K28KTR -Khoa KIến trúc
Giải ba - đội S15 – K29CSU - KTR Khoa Đào Tạo Quốc Tế
Giải KK - đội S01 – K30XDD Khoa Xây dựng
Giải KK - đội S13 – K28CSU - KTR Khoa Đào Tạo Quốc Tế
Giải KK - đội S10 – K30XDD Khoa Xây dựng
Cuộc thi đã để lại ấn tượng sâu sắc, mang lại hiệu ứng tích cực và đặc biệt đã chứng tỏ một điều lớn lao: tổ chức hoạt động giáo dục STEM hợp lý sẽ mang lại hiệu quả lớn
Bài viết liên quan