Tin tức & sự kiện
Hội nghị CDIO vùng châu Á năm 2017 (CDIO 2017 Asian Regional Meeting) đã diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/03/2017 tại Thái Lan. Hội nghị lần này được đồng tổ chức bởi Đại học Công nghệ Rajamangala, Thanyaburi và Khoa Kỹ thuật, Đại học Chulalongkorn.
CDIO là viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Conceive, Design, Implement và Operate. Đây thực chất là bốn bước để tiến hành tạo ra một sản phẩm mà người kỹ sư cần phải thực hiện, từ việc lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm, chế tạo sản phẩm và vận hành. Conceive được hiểu là bước lên ý tưởng xác định từ nhu cầu của khách hàng, từ công nghệ, từ chiến lược của công ty, từ các quy định, từ ý tưởng thiết kế và cả kế hoạch phân phối hàng hóa. Từ việc xác định được ý tưởng, bước tiếp theo là thiết kế, bao gồm lên bản vẽ, làm thuật toán. Sau khi thiết kế, chuyển từ thiết kế sang sản phẩm, hoặc quy trình, hoặc hện thống bao gồm sảm xuất, kiểm tra và thử nghiệm. Sau khi có sản phẩm, bước tiếp theo là cần phải bán sản phẩm với đúng giá trị của chúng, bao gồm bảo hành, bảo trì.
Đối với người học, CDIO là một hình thức học chủ động, ở đó sinh viên được tự do trình bày, phác thảo ý tưởng để đề xuất thiết kế. Người học cần phải phối hợp và làm việc nhóm tốt. Đây là cũng một trong những mục tiêu căn bản của phương pháp. Ở phương pháp học này, người học nhìn thấy sản phẩm thiết kế của mình sau một thời gian không quá dài sau khi học lý thuyết. Tất nhiên sinh viên cần phải làm việc nhiều hơn, giảng viên cũng phải làm việc nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống học lý thuyết khác.
Hình 1. Hội nghị phiên toàn thể
Hội nghị lần này có khoảng 200 đại biểu tham dự đến từ các nước châu Á. Tại Việt Nam, Đại học Duy Tân là trường thứ hai sau Đại học Quốc gia tham gia tổ chức CDIO, tiến hành triển khai hình thức đào tạo theo mô hình CDIO từ năm 2011 và bắt đầu từ năm 2012 đối với ngành Xây dựng. Đoàn đại biểu của Đại học Duy Tân gồm 6 thầy, cô đến từ các khoa Công nghệ Thông tin, Điện- Điện tử, - Đào tạo Quốc tế, Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa và Khoa Xây dựng. Báo cáo tham luận của Đoàn với chủ đề “Đánh giá hiệu tự động trình độ Sinh viên và các yêu cầu kiểm định” (Automatic Assessment of Student’s Performance and Accreditation Requiements).
Hình 2. Một số giảng viên của Đại học Duy Tân tham dự Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những quan điểm về giảng dạy trong kỷ nguyên công nghệ số, đánh giá hiệu quả của hình thức giảng dạy theo phương pháp CDIO cũng như trình bày các kinh nghiệm để giữ vững, cải thiện và nâng cao quy trình đánh giá, cũng như khó khăn mà người dạy cũng như người học trải qua trong quá trình sử dụng phương pháp giảng dạy mới này.
Tại Hội nghị, đoàn cũng đã đi thăm các Phòng thí nghiệm của Đại học Công nghệ Rajamangala, Thanyaburi, qua đó chứng kiến việc áp dụng khá tốt phương pháp giảng dạy CDIO trong các ngành như: Vải và Công nghệ dệt, Công nghệ Chế tạo, Công nghệ Cơ khí. Các sinh viên năm thứ 3 đã có thể chế tạo được những mẫu vật bằng phương pháp in 3D hoặc chế tạo những cánh tay robot nâng vật nặng trong thời gian không dài.
Hình 3. Một sản phẩm demo của sinh viên năm thứ 3, ngành cơ kỹ thuật, Đại học Công nghệ Rajamangala, Thái Lan.
Hội nghị CDIO vùng châu Á năm 2018 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 3 năm 2018 tại Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
Bài viết liên quan