Các xuất bản

Dự báo chuyển vị ngang và biến dạng lún xung quanh hố móng đào sâu với giải pháp ổn định tường vây barrette

  • Đăng bởi: nguyenhoanggiang
  • Nghiên cứu khoa học
  • 14/08/2017

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ở các đô thị lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam, để tiết kiệm và khai thác triệt để quỹ đất xây dựng, người ta thường sử dụng thêm không gian ngầm (hố móng sâu) để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường và thậm chí cả phòng vệ quân sự, v.v… Ngoài tác dụng của tổ hợp tải trọng như kiến trúc cao tầng, dạng công trình này còn phải xét đến các vấn đề liên quan đến hố móng đào sâu mà trong các qui định và tiêu chuẩn hiện hành của nước ta hiện nay chưa được đề cập chi tiết và đầy đủ.

  1. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ các số liệu thí nghiệm tính chất cơ lý đất trong phòng và hiện trường, tiến hành xác định các thông số đầu vào cho bài toán mô phỏng, phân tích chuyển vị, biến dạng của công trình hố đào sâu cho 4 mô hình nền: Winkler trong Sap2000, Mohr-Coulomb, Soft Soil và Hardening Soil trong Plaxis với các bước tính toán như sau:

(1) Tính toán áp lực đất, áp lực nước tác dụng lên tường vây theo các giai đoạn thi công;

(2) Sử dụng Sap2000 V15 để mô phỏng, tính toán chuyển vị, biến dạng của tường vây theo mô hình đàn hồi tuyến tính Winkler;

(3) Sử dụng Plaxis 2D V8.5 mô phỏng, tính toán chuyển vị, biến dạng của tường vây theo mô hình Mohr-Coulomb, Soft Soil và Hardening Soil;

(4) So sánh kết quả mô phỏng, tính toán của các mô hình nền khác nhau với kết quả quan trắc thực tế và rút ra nhận xét.

  1. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các đặc trưng kỹ thuật của công trình và cấu trúc nền đất

     Cấu trúc nền đất theo báo cáo khảo sát ĐCCT [8] tại khu vực được khái quát như dưới đây:

  • Lớp đất đắp bề dày trung bình 0,7 mét
  • Lớp 1: Lớp bùn sét, trạng thái dẻo chảy, bề dày trung bình 11,3 mét
  • Lớp 2: Cát pha trạng thái chảy, bề dày trung bình 24,36 mét
  • Lớp 3: Sét pha trạng thái dẻo cứng, chiều dày chưa xác định.

3.2. Tính toán chuyển vị và biến dạng của công trình hố móng đào sâu nghiên cứu

Hố đào sâu công trình nghiên cứu được thi công theo 18 giai đoạn, tuy vậy trong bài báo này chúng tôi chỉ phân tích giai đoạn 3 (giai đoạn đào đất xuống độ sâu -3,10m). Kết quả tính toán áp lực đất tác dụng lên tường vây barrette sau khi thi công sàn trệt được trình bày trên bảng 2. Sau đó, tiến hành phân tích chuyển vị ngang của tường vây barrette và biến dạng nền xung quanh hố móng đào sâu theo các mô hình khác nhau được trình bày trên bảng 3, 4, 5, 6, 7 [9,10].

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

(P/S: Vui lòng liên hệ tác giả để có bản đầy đủ)

Phát bằng tốt nghiệp
Phan Minh Tiến
Hoạt động ngoại khóa
Truy Tìm Kho báu 2024