Các xuất bản
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nghiên cứu dự báo ổn định và biến dạng lún của nền đất, người ta thường sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn vì phương pháp này có thể mô phỏng tương đối chính xác và hợp lý quá trình thi công hố móng sâu. Tuy nhiên, bên cạnh một số ưu điểm vẫn còn một số khó khăn nhất định trong cách tiếp cận do mức độ phức tạp của nó, đặc biệt là việc lựa chọn mô hình nền hợp lý trong việc phân tích, tính toán bài toán hố đào sâu. Bài báo này sẽ áp dụng các mô hình khác nhau để so sánh và làm cơ sở lựa chọn mô hình hợp lý trong tính toán thiết kế phục vụ thi công hố móng sâu.
Cơ sở tài liệu là số liệu quan trắc thực tế từ công trình Cao ốc văn phòng Ree Tower, số 9 Đoàn Văn Bơ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã thi công, sử dụng phương pháp tường vây barrette để ổn định thành hố móng sâu với công nghệ thi công Top-down. Nhóm tác giả sẽ áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn (phần mềm Plaxis 2D V8.5) với các mô hình nền khác nhau để mô phỏng và tính toán dự báo chuyển vị, sau đó đối chiếu với số liệu quan trắc để đánh giá và kiến nghị sử dụng mô hình nền phù hợp cho các công trình tương tự.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả so sánh chuyển vị ngang của của tường vây barrette theo các mô hình nền (bảng 3,4,5,6) ở giai đoạn 3 (đào đất lần 1, độ sâu -3,10m) được thể hiện ở hình 7 cho thấy: chuyển vị ngang tính toán bằng mô hình Winkler, Mohr – Coulomb, Soft Soil, Hardening Soil lớn hơn so với quan trắc thực tế lần lượt là 296 %, 134% , 129% , 89%. Số liệu chuyển vị ngang thu được khi phân tích theo mô hình Hardening Soil cho kết quả phù hợp và chênh lệch bé nhất so với số liệu quan trắc thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Ngọc Đông, Phân tích đánh giá kết quả quan trắc độ lún công trình. Hà Nội: Tạp chí KHCN Xây dựng số 1/2009, 2009.
[2] Trần Ngọc Đông, Tính toán và phân tích, đánh giá thông số chuyển vị ngang công trình. Hà Nội: Tạp chí KHCN Xây dựng số 2/2011, ISSN 1859-1566, 2011.
[3] Phạm Minh Hà, Đặng Tuyết Ngọc, Thiết kế khung thép nhà công nghiệp 1 tầng 1 nhịp. Hà Nội: NXB Xây dựng Hà Nội, 2009.
[4] Nguyễn Bá Kế, Thiết kế và thi công hố đào sâu. Hà Nội: NXB Xây dựng Hà Nội, 2002.
[5] Nguyễn Văn Quảng, Chỉ dẫn thiết kế và thi công cọc barrette, tường trong đất và neo trong đất. Hà Nội: Bộ Xây Dựng - Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ RD.18.01, NXB Xây dựng, 2010.
[6] Ngô Đức Trung và Võ Phán, Dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè. TP. Hồ Chí Minh: Đại Học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 28/6/2011.
[7] Nguyễn Uyên, Thiết kế và xử lý hố móng. Hà Nội: NXB Xây dựng Hà Nội, 2005.
[8] Báo cáo khảo sát địa hình, địa chất công trình và báo cáo thủy văn công trình “Dự án Ree Tower”, Công ty CP XD Kiên Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009.
[9] Plaxis 2D V8.5, Tutorial Manual.
[10] Sap 2000 V15, Tutorial Manual.
Bài viết liên quan