Cách viết một bài báo khoa học
- Create by: Administrator
- Research
- 10/01/2017
Hướng dẫn xây dựng một bài báo khoa học
- Cấu trúc của bài báo
Cấu trúc bài báo cần đảm bảo các phần sau:
- Tên bài báo
- Tác giả, đơn vị công tác và địa chỉ email
- Tóm tắt
- Từ khóa
- Nội dung chính
- Giới thiệu
- Cơ sở tài liệu
- Phương pháp
- Kết quả
- Thảo luận
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chi tiết xây dựng bản thảo
2.1. Tên bài báo:
Tên bài báo yêu cầu ngắn gọn, súc tích và đủ ý.
Nên:
- Bao hàm nội dung chính và kết quả mới
- Súc tích, ngắn gọn
- Hấp dẫn
Không nên: Dùng các biệt ngữ không cần thiết; Dùng các từ viết tắt không thông dụng; Dùng các thuật ngữ tối nghĩa; Dùng các chi tiết thừa; Chỉ chú trọng một phần nội dung; Quá dài
2.2. Tên tác giả và địa chỉ
2.3. Tóm tắt
- Cung cấp thông tin cơ bản: mục tiêu nghiên cứu và nội dung cần giải quyết, các phương pháp tiếp cận, các kết quả chủ yếu. Làm rõ những đóng góp mới của bài báo so với các công trình đã công bố trước kia.
- Tóm tắt chính là bài báo thu gọn, chỉ cần đọc tóm tắt người đọc có thể nắm hầu hết thông tin chính của bài báo.
- Không trích dẫn tài liệu tham khảo.
2.4. Từ khóa
- Từ khóa là yếu tố quan trọng cho phép tra cứu bài báo, hệ thống tư liệu và trích dẫn một cách dễ dàng.
- Từ khóa phải là từ cốt yếu gắn với nội dung, cách tiếp cận, phương pháp, địa điểm nghiên cứu.
- Từ khóa cần phải cụ thể, tránh các từ viết tắt không thông dụng hoặc các thuật ngữ chung chung.
- Cung cấp tối đa 5 từ khóa.
2.5. Nội dung chính
2.5.1. Giới thiệu:
Đưa ra các thông tin cơ bản cần thiết để đặt bài viết vào bối cảnh phù hợp. Cần phải rõ ràng ngay từ phần mở bài:
- Tại sao nghiên cứu lại được tiến hành?
Nêu ngắn gọn:
- Có nghiên cứu nào được thực hiện trước đây?
- Giả thuyết nghiên cứu
- Nghiên cứu này đã thực hiện những gì?
- Đạt được thành tựu gì?
2.5.2. Cơ sở tài liệu:
- Nêu cơ sở tài liệu sử dụng cho bài báo (nguồn tài liệu, mẫu thu thập, kết quả phân tích,…);
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phải cung cấp các thông tin đầy đủ để người đọc quan tâm có thể thực hiện lại bằng các thí nghiệm.
- Nêu cách thức thu thập tài liệu, mẫu vật, phân tích, xử lý số liệu và thông tin để thu được kết quả.
2.5.4. Kết quả
- Sử dụng các con số, bảng biểu và mô hình, sơ đồ và bản đồ là cách trình bày các kết quả hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các dữ liệu làm thuyết minh nên trình bày cho dễ hiểu; chỉ dùng màu khi cần thiết.
- Tránh bàn luận, dự báo, suy luận vượt quá phạm vi số liệu cho phép.
2.5.5. Thảo luận
Cần mô tả được:
- Sự liên quan của các kết quả đến mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu; đề xuất các giả thiết, dùng giả thiết để suy diễn rộng, phục vụ mục tiêu của bài báo. Tóm lại, giải thích và diễn giải có định hướng.
- Các điểm mới/phát hiện mới có liên quan tới các công trình nghiên cứu khác.
- Giới hạn của nghiên cứu.
2.5.6. Kết luận
- Tóm tắt lại những vấn đề đã được xem xét và kết quả thu được.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của những đóng góp mới trong bài báo. Nếu có thể, nêu thêm hướng để mở rộng nghiên cứu thực hiện trong bài bài báo. Tuy nhiên, tránh sự lặp lại các nội dung đã trình bày, tránh sự suy diễn, không nên quá nhấn mạnh về ảnh hưởng của nghiên cứu.
Bao nhiêu điều bàn luận thì chừng ấy điều nêu trong kết luận, tránh lan man và giải thích dài dòng đối với các kết luận.