Đề tài nghiên cứu khoa học

Kết quả khảo sát sơ bộ tình hình học tập tại khoa Xây dựng Đại học Duy Tân

  • Create by: Administrator
  • Research
  • 10/01/2017

KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH HỌC TẬP TẠI KHOA XÂY DỰNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.

Dương Minh Châu

Bộ môn Cầu đường – Khoa Xây dựng – ĐH Duy Tân

  1. Đặt vấn đề

Học tập ở bậc đại học là quá trình tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Trước tình hình sinh viên ngày càng mất dần khả năng tự học, tác giả thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ để có được một số thông tin ban đầu về tình hình học tập của sinh viên tại lớp CIE 411 A học kì I 2016-2017 nhằm phục vụ cho công tác quản lí hoạt động học tập của sinh viên tốt hơn, lưạ chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy.

  1. Thu thập số liệu

Bảng câu hỏi được thiết kế trên google form, với 7 câu hỏi về các thông tin cơ bản: trang thiết bị phụ vụ học tập của sinh viên, chi phí dành cho tài liệu học tập, thời gian học tập cho một buổi học, môn học sinh viên cảm thấy mất thời gian nhất, môn học yêu thích nhất, môn học có ích nhât.

Tổng số phản hồi ghi nhận là 54 phiếu khảo sát.

Kết quả được tổng hợp ở các biểu đồ dưới đây.

Hình 1 – Kết quả khảo sát về trang thiết bị phục vụ học tập

Hình 2 – Kết quả khảo sát chi phí tài liệu

Hình 3 – Kết quả khảo sát thời gian tự học

Hình 4 – Các môn học chiếm nhiều thời gian của sinh viên

 Hình 5 – Các môn học được đánh giá là khó nhất

Hình 6 – Các môn học được đánh giá là có ích nhất

Hình 7 – Các môn học yêu thích nhất 

  1. Một số nhận xét

Đa số sinh viên đều được trang bị đầy đủ phương tiện học tập (có thể kết nối internet). Trang thiết bị học tập một mặt thúc đẩy khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, song, với việc kết nối internet mọi lúc, mọi nơi, sinh viên có thể bị mất nhiều thời gian vào các hoạt động không liên quan đến quá trình học tập, thậm chí có thể “gây nhiễu” cho hoạt động tự học ở nhà, hình thành thói quen rất xấu do công nghệ thông tin mang lại đó là đọc nhanh, đọc lướt và không ghi nhớ các thông tin cụ thể, ảnh hưởng rất lớn đến việc tự học của sinh viên.

Chi phí dành cho tài liệu học tập rất thấp (từ khoảng 50.000-100.000VND) nếu so sánh với mức học phí của sinh viên bỏ ra. Ở ĐH Duy Tân, mỗi tín chỉ sinh viên phải đóng 410.000VND học phí, mỗi môn học trung bình 2tc, tỉ lệ chí phí tài liệu trên học phí chỉ chiếm 6-12%. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân về hệ thống học liệu và phương pháp giảng dạy: giảng viên ít ra bài đọc cho sinh viên, không kiểm tra kết quả học tập, chuẩn bị ở nhà; bài giảng, đề thi chỉ tập trung vào hệ thống slide, bài giảng của giảng viên.v.v.

Thời gian chuẩn bị cho mỗi buổi học trong ngày chỉ đạt khoảng 30-60 phút. Trong khi đó, theo quy định của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ do Bộ giáo dục ban hành (kèm quyết định 43/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007), thời lượng sinh viên tự học ít nhất bằng 2 lần thời gian học trên lớp. Như vậy thời gian tự học của sinh viên đạt 8-17% so với quy định (sinh viên chỉ học 3giờ/ngày).

Một số kết quả khác: Các môn học yêu thích nhất  được lựa chọn khá phù hợp với các môn học có ích nhất. Như vậy, rõ ràng phương pháp đặt vấn đề của từng môn học rất quan trọng, sinh viên cảm thấy có ích thì sẽ có hứng thú với môn học đó và như vậy, hiệu quả đào tạo sẽ đạt cao.

Mặc dù nhóm môn Cơ học (Cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, cơ học kết cấu) được đánh giá là có ích nhất, được yêu thích nhất, song lại đươc đánh giá là khó nhất. Trong phiếu khảo sát không ghi chú rõ “như thế nào là khó”, tuy nhiên theo nhận định của tác giả, phản ánh của các phiếu khảo sát có thể chú trọng đến vấn đề đạt môn.

Đồ án môn học là một trong những nhóm môn chiếm nhiều thời gian của sinh viên (20 lựa chọn), nhưng lại không được đánh giá là có ích, cũng không phải là môn học khó. Về mặt chiếm nhiều thời gian thì đã rõ, vì môn học này thuộc nhóm môn đồ án, sinh viên chủ yếu tự học. Tuy nhiên cần nghiên cứu lại các nội dung của đồ án để đạt mức đánh giá hữu ích phù hợp với thời lượng sinh viên bỏ ra (được 4 đánh giá có ích).

  1. Kết luận.

Với việc phân tích sơ bộ nói trên, sinh viên ngành Xây dựng cần đầu tư hơn nữa cho các môn học Đồ án, các nhóm môn được đánh giá là “khó”.

Giảng viên các bộ môn có thể tham khảo để tăng cườngng hoạt động quản lí học tập của sinh viên trong lớp mình phụ trách, nhằm tăng hiệu quả giảng dạy.

Phát bằng tốt nghiệp
Phan Minh Tiến
Hoạt động ngoại khóa