Tài liệu học tập

HYD201 - Câu hỏi trắc nghiệm (số 2)

  • Đăng bởi: nguyenphuocbinh
  • Sinh viên
  • 18/06/2019

11. Độ cao đo áp suất dư tại một điểm trong chất lỏng là hd = 15m cột nước. Ap suất dư tại điểm đó bằng:

a)   1,5 at
b)   14 at
c)   1,3 at
d)   2,5 at

12. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai:
a)   Áp suất dư là phần áp suất lớn hơn áp suất khí trời.
b)   Áp suất tuyệt đối luôn có giá trị dương.
c)   Áp suất chân không có thể có giá trị âm.
d)   Áp suất chân không luôn là một giá trị không âm.
13. Máy ép thuỷ lực làm việc trên nguyên lý:
a)   Định luật Archimede
b)   Lực tác dụng của chất lỏng lên thành phẳng
c)   Sự truyền nguyên vẹn áp suất tại mọi điểm trong lòng chất lỏng tĩnh
d)   Lực nhớt của Newton

14. Đơn vị đo áp suất chuẩn là:
a)   N/m2
b)   at
c)   mH2O
d)   mmHg
15. Khi áp suất khí quyển pa = 0,8at, áp suất dư  pdư = 3,8at thì:
a)   Áp suất tuyệt đối bằng 4,8at
b)   Áp suất chân không bằng 2,8at
c)   Áp suất tuyệt đối bằng 46mH2O
d)   Chưa có đáp án chính xác

16. Phương trình p = po +  h đúng cho:
a)   Chỉ trường hợp chất lỏng tĩnh tuyệt đối.
b)   Chỉ trường hợp chất lỏng tĩnh tương  đối
c)   Cả chất lỏng tĩnh tuyệt đối và chất lỏng tĩnh tương  đối
d)   Mọi trường hợp chất lỏng chuyển động
17. Điểm đặt của áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên thành bên phẳng của bể chứa nước:
a)   Luôn trùng với trọng tâm của thành phẳng
b)   Luôn nằm dưới trọng tâm của thành phẳng
c)   Phụ thuộc vào hướng đặt lực lên thành phẳng
d)   Luôn nằm trên trọng tâm của thành phẳng

18. Thành phần nằm ngang của áp lực tác dụng lên mặt cong là:
a)   Trọng lượng khối chất lỏng nằm trên bề mặt cong
b)   Tích số áp suất tại trọng tâm với diện tích bề mặt đo
c)   Áp lực tác dụng lên hình chiếu của bề mặt ấy lên mặt phẳng nằm ngang
d)   Áp lực tác dụng lên hình chiếu của bề mặt ấy lên mặt phẳng thẳng đứng
19. Khi tính áp lực tác dụng lên thành cong, thành phần tác dụng theo phương ngang  Py = pdcy.Sx với pdcy  là áp suất dư tại:
a)   Trọng tâm của thành cong
b)   Điểm chiếu của trọng tâm của thành cong lên trục 0x
c)   Điểm chiếu của trọng tâm của thành cong lên mặt phẳng vuông góc với trục 0x
d)   Trọng tâm của hình chiếu của thành cong lên mặt phẳng vuông góc với trục 0y

20. Trong công thức tính áp lực thủy tĩnh tác dụng lên thành phẳng P =  .hc.S, hc là:
a)   Khoảng cách thẳng đứng từ mặt ngăn cách với chất khí đến trọng tâm bề mặt
b)   Khoảng cách thẳng đứng từ một mặt chuẩn đến trọng tâm bề mặt
c)   Khoảng cách thẳng đứng từ mặt thoáng tự do có áp suất pa đến trọng tâm bề mặt
d)   Khoảng cách thẳng đứng từ mặt thoáng tự do có áp suất pa đến điểm đặt lực